thanhdat.daiichi.hp2@gmail.com
0967.902.286

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm bằng biện pháp gì?

Những câu hỏi của khách hàng về BHNT | 22/10/2021 | 2008 lượt xem

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm bằng biện pháp gì?

Đó là các biện pháp quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bằng các điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ:
- Đưa ra rào cản kỹ thuật về điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh, văn phòng kinh doanh: năng lực tài chính, năm kinh nghiệm, sản phẩm dự định triển khai, tiêu chuẩn người quản lý điều hành, công nghệ quản lý,...
- Đưa ra các điều kiện thủ tục các doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm: vốn chủ sở hữu, phê duyệt sản phẩm, biên khả năng thanh toán tối thiểu đầu tư tài chính, kênh phân phối, các mẫu biểu báo cáo,...
- Quản lý chặt chẽ dòng tiền phí bảo hiểm thu được (Quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm): Tách riêng với vốn chủ sở hữu: phí bảo hiểm thu được tách riêng hạch toán vào quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm đồng thời trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước bao gồm: dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng đảm bảo lãi cam kết, dự phòng đảm bảo cân đối. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trên sau khi trừ đi khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ (theo quy định hiện hành bằng 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm) là tiền nhàn rỗi có thể đem đầu tư tài chính trên nguyên tắc đảm bảo chỉ đầu tư trong nước, có tính thanh khoản, an toàn vốn. Hiện hành quy định lĩnh vực đầu tư như sau:

  •  Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu tín phiếu kho bạc,trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế.
  •  Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế.
  •  Mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi.
  •  Kinh doanh bất động sản theo Luật Kinh doanh bảo hiểm tối đa 20% vốn nhàn rỗi.
  •  Góp vốn vào doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi.
  •  Lãi đầu tư cho người tham gia bảo hiểm với hợp đồng có chia lãi tối thiểu 70% số lãi.

- Quản lý năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo an toàn cho người tham gia bảo hiểm:

  •  Vốn chủ sở hữu luôn luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải bổ sung thêm vốn chủ sở hữu đúng bằng số lượng của lỗ phát sinh trong kỳ báo có hoặc biên khả năng thanh toán thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
  •  Luôn luôn có biên khả năng thanh toán lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
  •  Đóng góp tối đa 0,3% doanh thu phí bảo hiểm vào quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.

- Quản lý sản phẩm bảo hiểm:

  •  Bộ Tài chính phê duyệt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, quy tắc điều khoản bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm, minh họa bán hàng, cơ sở tính phí, phương pháp tính dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
  •  Bộ Công thương đăng ký sản phẩm bảo hiểm nếu phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng.